Những thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh
Hầu như mọi người đều nghỉ muốn thức ăn tươi ngon hơn thì nên cất vào tủ lạnh, nhưng cách nghỉ ấy hoàn toàn sai. Bạn có biết có một số loại thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh hay không?
Khoai tây
Khoai tây trữ trong tủ lạnh sẽ bị ảnh hưởng đến hương vị và mau mọc mầm vì vậy cách tốt nhất là bảo quản chúng trong túi giấy.
Ớt chua Tabasco
Loại ớt chua thường dùng để ăn kèm với bánh pizza, mỳ spaghetti này sẽ mau hỏng nếu để trong tủ lạnh. Nếu bạn để chúng trên chạn ở nhiệt độ phòng, bạn sẽ kéo dài hơn tuổi thọ của chúng.
Chuối, vải
Khi bảo quản chuối ở môi trường dưới 12 độ C, vỏ chuối chuyển màu đen, nhìn mất thẩm mỹ. Quả vải cũng vậy, nếu để ở nhiệt độ dưới 10 độ C vỏ cũng chuyển thành màu đen.
Chuối hay vải đều là hoa quả nhiệt đới, rất kị khi bảo quản môi trường lạnh, vỏ đều chuyển màu, mất chất dinh dưỡng và sẽ hỏng nhanh hơn. Cách tốt nhất nên để nơi thoáng gió, không bị ánh nắng chiếu vào.
Cà phê
Nhiệt độ trong tủ lạnh là hạt cà phê bị đông đặc lại, ảnh hưởng tới mùi vị của hạt cà phê và cả cà phê đã rang, xay. Hãy bảo quản chúng trong túi có lớp nilon, trên chạn hoặc trong tủ gỗ.
Bí ngô
Bí ngô có thể tươi lâu đến 1 tháng nếu tránh xa nhiệt độ thấp vì vậy đừng giảm tuổi thọ của chúng bằng cách bảo quảng chúng trong tủ lạnh.
Cà chua, ớt xanh
Dưa chuột khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị mềm, nhanh hỏng, mất dần chất dinh dưỡng tự nhiên, khi nấu không còn mùi vị vốn có.
Dưa chuột chỉ thích hợp với nhiệt độ 10-12 độ C, ớt xanh là 7-8 độ C, trong khi nhiệt độ tủ lạnh thường là 4-6 độ.
Mọi thực phẩm nếu ăn tươi là tốt nhất, với dưa chuột cùng lắm bạn chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh để ăn trong ngày.
Rau có lá
Những loại rau có lá như mồng tơi, rau ngót, rau cải, rau muống… đều không nên bảo quản trong tủ lạnh, lá sẽ nhanh bị khô và thối hỏng.
Những loại rau khác như bắp cải, cà rốt, cần tây, hành tây, bí đỏ, cà tím… đều thích hợp với nhiệt độ từ 7-10 độ C.
Chocolate
Chocolate để trong tủ lạnh thường có hơi nước trên bề mặt, không những mất đi hương thơm vốn có mà chính hơi ẩm tạo thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh. Nhiệt độ bảo quản chocolate tốt nhất là 5-18 độ C.
Muốn bảo quản sôcôla, tốt nhất nên cho vào túi hút chân không, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Lúc nào muốn ăn mang ra, nhưng không bóc vội mà để đạt đến nhiệt độ thường mới ăn.
Dăm bông
Thịt dăm bông khi bảo quản trong tủ, chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn.
Bánh mì
Cho bánh mỳ vào ngăn mát tủ lạnh là một sai lầm lớn bởi bánh mỳ sẽ chóng bị khô. Cách tốt nhất là trước khi ăn, hãy trữ chúng trong túi giấy ở nhiệt độ phòng và bảo quản phần bánh thừa trong ngăn đá.
Bánh mì trong quá trình nướng, các tinh bột đã bị lão hóa, nếu cho bánh mì vào tủ lạnh, gặp nhiệt độ thấp bánh sẽ bị cứng.
Một mẹo giúp bạn bảo quản bánh mì trong tủ lạnh là cắt nhỏ, cho vào túi thấm dầu, để trên ngăn đá. Khi nào cần ăn, bỏ ra để nghỉ 3-5 phút rồi nướng lại, bánh cũng giòn nhưng tất nhiên không thơm ngon như lúc đầu. Cách này chỉ nên áp dụng 3-5 ngày thôi, để càng lâu bánh càng mất hương vị.
Hành tây,Tỏi
Hành tây để ở nhiệt độ phòng sẽ tươi lâu hơn so với cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, tránh để chúng cùng với khoai tây bởi độ ẩm của khoai tây sẽ khiến hành mau mọc mầm. Không nên cho hành vào túi nilon mà nên để trong túi giấy, rổ hoặc túi lưới. Nếu bảo quản tốt, hành tây có thể tươi tới 3 – 5 tháng.
Tương tự như hành tây, tuổi thọ của tỏi có thể lên tới 2 tháng nếu để nó tránh xa tủ lạnh. Cách tốt nhất là để vào rổ, túi lưới thoáng khí.
Cà chua
Để tránh cà chua mau chín, hãy bảo quản cà chua trong túi giấy thay vì túi nilon và cất tủ lạnh.