DỊCH VỤ SỬA CHỮA BẢO TRÌ TẠI NHÀ
Thiết bị máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, máy nước nóng, lò vi sóng
Có mặt sau 30 phút
Dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín
Báo giá trước khi sửa chữa, thay thế linh kiện chính hãng
Xuất hóa đơn VAT điện tử trong 5 phút.

Tại sao máy lạnh lâu làm lạnh

tai-sao-may-lanh-lau-lam-lanh

Thời tiết nóng bức thì chính lúc này máy lạnh là vị cứu tinh tốt nhất cho chúng ta. Nhưng sau khi khởi động máy lạnh thì không hiểu nguyên nhân tại sao máy lại lâu làm lạnh. Phải chăng máy lạnh có vấn đề. Đúng vậy đây là bệnh thường gặp của máy lạnh khá đơn giản mà chúng ta cần phải tìm hiểu để khắc phục. Với bài viết sau đây chuyên gia sửa chữa máy lạnh tại nhà sẽ hướng dẫn nhà mình cách khắc phục tình trạng trên nhé.

Tại sao máy lạnh lâu làm lạnh

Bụi và hao gas điều hòa trong quá trình vận hành là nguyên nhân phổ biến khiến máy điều hòa lâu làm lạnh. Sau đây là phân tích nguyên và cách sửa chữa khắc phục máy điều hòa điều hòa lâu làm lạnh do bụi và yếu gas.
Giàn tản nhiệt, lưới lọc bụi máy điều hòa bị quá nhiều bụi bám vào, gây tắc khe giàn tản nhiệt giảm lưu lượng không khí lưu thông khiến gió điều hòa phả ra rất yếu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến máy điều hòa lâu làm lạnh. Các khắc phục rất đơn giản, Quý khách có thể tự bảo dưỡng điều hòa bằng cách tháo nắp bảo vệ giàn lạnh điều hòa và tự vệ sinh sạch bụi giàn tản nhiệt bằng chổi quét sơn lông dài, máy xì khô… lưới lọc bụi Quý khách có thể mang giặt sạch rồi phơi khô, lắp lại sử dụng tiếp.

Máy điều hòa bị yếu gas: cách kiểm tra sử dụng đồng hồ đo áp suất gas kiểm tra áp suất gas trong máy ( kiểm tra tại khối ngoài trời máy điều hòa hay còn gọi là giàn nóng ). Thông thường máy điều hòa công suất làm lạnh 12000 BTU sẽ có áp suất gas điều hòa từ 75 tới 80 PSI.

Khắc phục sửa chữa máy lạnh lâu làm lạnh

Bước 1 – Chuẩn bị
Đầu tiên, gỡ tấm lưới lọc bụi ở phía trước máy điều hòa của bạn ra. Cần chuẩn bị một con dao và tuốc nơ vít trong trường hợp tấm lưới được gắn bằng ốc vít. Trước khi tháo máy, hãy chắc chắn rằng bạn đã ngắt nguồn điện, sau đó đặt máy lên một mặt phẳng chắc chắn. Nếu chiếc máy quá nặng, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của một người nữa.

Bước 2 – Làm sạch bộ lọc
Bộ lọc của máy điều hòa nhiệt độ mà đặc biệt là bộ lọc của các máy điều hòa kiểu cửa sổ là bộ phận rất dễ bị bám bẩn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên (2-3 tuần/lần). Hãy làm sạch bộ phận này bằng một miếng giẻ mềm ẩm.

Bước 3 – Rửa sạch bụi bẩn
Chuẩn bị một hỗn hợp gồm nước ấm pha xà bông và thuốc tẩy. Sau đó, rửa sạch bộ lọc và tấm phên bằng hỗn hợp này để loại bỏ các chất bẩn. Khả năng làm mát của máy điều hòa sẽ giảm đi trong trường hợp bộ lọc bị tắc. Sau khi rửa, cần để khô hai bộ phận này trước khi lắp lại vào máy.

Bước 4 – Hút bụi
Bạn cần sử dụng một máy hút bụi có gắn bàn chải gắn để loại bỏ các bụi bẩn nhằm làm sạch cuộn dây làm mát, cuộn dây ngưng tụ, cánh quạt và các bộ phận bên trong khác của máy điều hòa. Hãy thực hiện công việc này một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.

Bước 5 – Kiểm tra các bộ phận bị cong
Hãy kiểm tra các lá tản nhiệt xem chúng có bị cong hay không. Nếu có, bạn cần mua một chiếc lược chuyên dụng trong các trung tâm thiết bị và sử dụng nó để làm thẳng các lá tản nhiệt. Thực hiện tương tự với các bộ phận bị cong khác.