DỊCH VỤ SỬA CHỮA BẢO TRÌ TẠI NHÀ
Thiết bị máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, máy nước nóng, lò vi sóng
Có mặt sau 30 phút
Dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín
Báo giá trước khi sửa chữa, thay thế linh kiện chính hãng
Xuất hóa đơn VAT điện tử trong 5 phút.

Rước vi khuẩn từ thớt và tủ lạnh

ruoc-benh-tu-tu-lanh-vi-khuan

Thớt và tủ lạnh là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn. Tuy nhiên nếu sử dụng và vệ sinh không đúng cách thì nó sẽ trở nên nguy hiểm đối với chúng ta. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phòng tránh sự lây nhiễm vi khuẩn từ những vật dụng này, bạn cần vệ sinh chúng đúng cách.

Tủ lạnh không diệt được vi khuẩn

Nên nhớ là tủ lạnh không có khả năng diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng làm trì hoãn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Vì vậy, nếu tủ lạnh chứa quá nhiều thực phẩm thì có thể sẽ trở thành một ổ chứa vi khuẩn.

Chúng ta nên chỉnh ngăn chứa tủ lạnh ở nhiệt độ 1ºC-4ºC để vừa làm cho thực phẩm tươi lâu vừa kìm hãm sự sinh trưởng của vi khuẩn. Vi khuẩn nổi tiếng nhất tá túc trong tủ lạnh là Campylobacter – thủ phạm gây rối loạn hệ tiêu hóa. Chúng có thêm bạn đồng hành là E.coli. Thịt gà, vịt là những loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Sữa chưa tiệt trùng, thịt nấu chưa chín, nước ép trái cây, rau cải cũng rất dễ bị nhiễm E.coli.

Nên hạn chế thời gian mở tủ lạnh và khi mở ra lấy thực phẩm xong thì phải đóng lại ngay vì không khí tràn vào sẽ làm tăng nhiệt độ của tủ lạnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Nên kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh mỗi tuần 2 lần để bảo đảm nó chạy đúng nhiệt độ đã cài đặt. Cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên bên trong lẫn bên ngoài vì đôi khi bên ngoài bóng bẩy nhưng bên trong là triệu triệu vi khuẩn tá túc, nhất là khi thực phẩm bị hư, thối do để quá lâu.

Những loại thịt sống rất dễ bị dính vi khuẩn Salmonella. Vì vậy, phải luôn giữ thịt sống ở ngăn lạnh nhằm ngăn ngừa máu hoặc dịch từ thịt rơi vào những loại thực phẩm khác. Đừng bao giờ bảo quản chung thịt đã nấu với thịt sống. Thịt sống phải đặt vào một hộp nhựa và để ở ngăn lạnh.

ruoc-vi-khuan-tu-thot-va-tu-lanh

Thớt là nơi chứa ổ vi khuẩn

Những loại vi khuẩn “quen mặt” như Salmonella và E.coli thường nằm lại trên thớt sau khi sử dụng. Các chuyên gia về y tế vẫn khuyến cáo rằng trong nhà nên có nhiều tấm thớt với nhiều màu sắc khác nhau để sử dụng cho những nhóm thực phẩm khác nhau. Thí dụ thớt màu đỏ dùng cắt thịt bò, thịt heo; thớt màu trắng để cắt thịt gà, vịt… Điều cần lưu ý là không sử dụng lẫn lộn giữa các thớt vì sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng chéo. Chẳng hạn sau khi cắt thịt gà, vịt mà rửa thớt không kỹ thì vi khuẩn sẽ nhiễm sang các thứ thực phẩm khác nếu chúng ta sử dụng.

Nước rửa chén là lựa chọn số một để rửa sạch thớt nhựa (plastic) nhưng sau khi rửa, nên tráng thớt bằng nước sôi. Nếu thớt bằng gỗ thì nên dùng bàn chải và để dưới vòi nước nóng mà chà rửa cho kỹ. Có thể dùng giấm ăn để rửa thớt hoặc nước ôxy già. Nếu dùng thuốc tẩy thì sau đó phải rửa thớt lại bằng nước sạch thật kỹ. Khi thớt đã cũ, có nhiều vết cắt thì phải mạnh tay quăng vào thùng rác vì những vết cắt này là nơi vi khuẩn dễ ẩn náu nhất.