Vi khuẩn chỉ ngủ đông trong tủ lạnh
Bạn có biết rằng tủ lạnh là ổ vi khuẩn khi bạn không biết cách vệ sinh, sử dụng chúng. Nguyên nhân là do bạn sử dụng chúng trong một thời gian dài không vệ sinh, chùi rửa, thức ăn cất giữ lâu ngày dẫn đến mốc meo, hư thối. Nhưng nhiều người nghĩ rằng độ lạnh của tủ lạnh thì vi khuẩn tài nào sống nổi, cách nghĩ đó hoàn toàn sai, thật ra vi khuẩn chỉ bị kìm hãm trong tủ lạnh. Do đó bạn nên thu dọn, vứt đi những thức phẩm đã quá hạn, hoặc không còn dùng được nữa, điều quan trọng là nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để có thể đảm bảo an toàn cho gia đình bạn hơn nữa phải sửa tủ lạnh không đáng có.
Vi khuẩn chỉ ngủ đông trong tủ lạnh
TS.BS Phạm Duệ, giám đốc trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết đã từng cấp cứu nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, tiêu chảy, thương hàn… do dùng thịt kho, cá kho, sữa đậu nành, bơ, sữa, canh cua rau, trái cây gọt sẵn… để trong tủ lạnh qua ngày. “Nhiều người cứ lầm tưởng môi trường tủ lạnh an toàn, có thể giúp diệt vi khuẩn độc hại.
Thật ra tủ lạnh chỉ có tác dụng kìm khuẩn, không có tác dụng diệt khuẩn. Ngay cả với ngăn lạnh đúng chuẩn, ở nhiệt độ 5oC, vi khuẩn cũng không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố không bị phá huỷ. Chưa kể một số loại có thể thích nghi trong môi trường này. Khi ra khỏi tủ lạnh, gặp điều kiện nhiệt độ bình thường, chúng sẽ tỉnh trở lại”, ông Duệ nói.
Nhiều người cũng hay để thức ăn vào tủ lạnh, sau đó mang ra đun lại ăn, tưởng vậy là đã tiệt trùng, nhưng vẫn có thể bị ngộ độc do độc tố vi khuẩn đã tụ cầu từ trước khi được đưa vào tủ lạnh và không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ thấp. “Cả khi đun sôi, vi khuẩn chết nhưng độc tố của chúng thì không bị phân huỷ, gây ra ngộ độc”, ông Duệ lưu ý. Chưa kể những trường hợp tủ trữ quá nhiều thực phẩm, dùng lâu không lau rửa, bị mất điện… cũng chính là cơ hội tốt cho vi khuẩn nhân lên trong thức ăn. “Nếu thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã nhiễm khuẩn thì khi lấy ra ăn bị ngộ độc hay mắc bệnh là chuyện dễ hiểu”, ông Duệ giải thích.
Cách trữ lạnh thực phẩm an toàn
Theo TS.BS Trần Thị Tâm An, viện Công nghiệp thực phẩm Việt Nam, tủ lạnh thường có hai ngăn: ngăn đông có nhiệt độ âm (–6oC, –12oC hoặc –18oC) và ngăn lạnh có nhiệt độ dương (0 – 10oC, tuỳ vị trí)
Ngăn lạnh
Nguồn thực phẩm trước khi đưa vào tủ lạnh phải sạch, không nhiễm khuẩn. Không cất giữ thức ăn thừa có nhiều tinh bột quá hai giờ trong tủ lạnh, bởi đó chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây buồn nôn, tiêu chảy và các căn bệnh thuộc về đường tiêu hoá.
Thực phẩm đưa vào cần để trong hộp kín hoặc bọc kín để tránh mất mùi hoặc nhiễm mùi của món này sang món khác. Các loại thực phẩm sống cần bọc cẩn thận hoặc đựng trong hộp để khỏi chảy nước nhiễm bẩn thực phẩm khác.
Hạn chế cất giữ thức ăn dễ hư (sữa, trứng, rau quả…) ở khoang chứa ở cửa tủ lạnh, vì nhiệt độ tại đây cao hơn nhiệt độ các nơi khác trong tủ, không đủ để “ru ngủ” vi khuẩn. Loại bỏ những vỏ gói bọc thịt, cá trước khi cất vào tủ lạnh. Những miếng thịt được bọc kín sẽ làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Thường xuyên lau chùi tay nắm tủ lạnh. Ngoài ra, nên vệ sinh tủ lạnh định kỳ.
Các loại thịt chín và thực phẩm thừa phải để nguội hẳn rồi đậy kín hoặc bọc kỹ trước khi đưa vào tủ lạnh. Cần đảm bảo quy tắc “đưa vào trước, dùng trước”, có nghĩa sử dụng thực phẩm cũ trước, mới sau. Thức ăn chín chỉ nên bảo quản từ một đến hai ngày, thức ăn sống thì tối đa là một tuần.
Ngăn đông
Thường được dùng để làm nước đá và bảo quản những thực phẩm kết đông. Chỉ nên dùng ngăn này bảo quản thực phẩm đã kết đông sẵn mua về, không nên kết đông thịt tươi ở đây vì các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã đun sôi.