DỊCH VỤ SỬA CHỮA BẢO TRÌ TẠI NHÀ
Thiết bị máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, máy nước nóng, lò vi sóng
Có mặt sau 30 phút
Dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín
Báo giá trước khi sửa chữa, thay thế linh kiện chính hãng
Xuất hóa đơn VAT điện tử trong 5 phút.

Điểm mặt đồ gia dụng “chứa” vi khuẩn

diem-mat-do-gia-dung-chua-vi-khuan

Bạn có biết vi khuẩn luôn luôn ở xung quanh ta, mà mắt thường không thể thấy được. Đúng vậy ít ai có thể ngờ rằng những thiết bị như máy giặt, tủ lạnh, vòi sen…được sử dụng hàng ngày lại là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh, lau chùi, cọ rửa thường xuyên, thì đó là nơi ẩn núp lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh. Hãy cùng dịch vụ Fix điểm mặt những đồ dùng hằng ngày mà vi khuẩn có thể ẩn nấp nhé.

Theo ông Nguyễn Cường, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, bếp là nơi có nhiều ổ vi trùng nhất trong nhà, dù lau chùi sạch sẽ. Bếp cũng là nơi chế biến thức ăn và cũng là nơi cả nhà quây quần ăn uống nên cần thoáng mát, đủ ánh sáng, năng quét dọn sạch sẽ, gọn gàng. Thức ăn không để lẫn lộn sống – chín. Dao kéo cần cất ở nơi an toàn, xa tầm với của trẻ em. Không để chai lọ đựng hoá chất bảo vệ thực vật, bình phun hóa chất trong nhà bếp. Ở nông thôn nên sử dụng bếp ít khói (bếp năng lượng mặt trời, bếp lò…) để tiết kiệm nhiên liệu, thời gian, đề phòng hoả hoạn và tránh được các bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt.

Các loại đồ gỗ

Là nơi vi khuẩn trú ngụ, nhất là khuẩn E.coli (gây ngộ độc và tiêu chảy) thường có ở các vật dụng làm bếp (thìa gỗ, đũa ăn, thớt, chuôi dao, cối, chày…). Cần để ý tới việc vệ sinh các dụng cụ này, không dùng để chế biến đồ ăn sống và chín lẫn lộn, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, để khô ráo và nên thay sau 5 năm sử dụng.

Thớt

Là nơi tập hợp lượng vi khuẩn rất lớn vì chúng dùng để chặt các loại thực phẩm, thịt, cá sống… Các vết rãnh do dao tạo nên có thể lưu giữ vi khuẩn trên bề mặt thớt và rất khó tẩy sạch. Mỗi nhà cần ít nhất 2 thớt: Một dùng cho thức ăn chín, một dùng cho thực phẩm sống (nếu có cái thứ 3 thì dùng cắt trái cây, phô mai…). Dùng xong nhớ rửa xà phòng (hoặc dầu vô cơ) để trám kín các rãnh trên thớt và ngăn cản vi khuẩn tích tụ. Nên phơi nắng, để riêng từng thớt và tráng nước sôi trước khi dùng, nhất là với thớt dùng cho thực phẩm chín.

Bồn rửa bát

Thường xuyên ẩm ướt, mọi thứ bỏ vào bồn rửa như thực phẩm tươi sống, chén đĩa bẩn… là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Theo các nhà vi trùng học, mỗi centimét vuông ống thoát nước ra chứa tới 200.000 loại vi khuẩn khác nhau. Miếng bọt biển, giẻ rửa bát là nơi trú ẩn lý tưởng của nấm, vi khuẩn và mầm bệnh, chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn nhà vệ sinh và sinh sôi và phát triển nhiều gấp 4 lần chỉ trong vòng 8 giờ.

Để khắc phục, mỗi tối nên dùng thuốc xịt để tẩy uế bồn rửa bát và các đường ống thoát nước. Giẻ và bọt biển rửa chén bát nên dùng nhiều miếng khác nhau phục vụ rửa chén đĩa, hoặc lau chùi. Một tuần nên giặt xà phòng một lần/tuần, hoặc cho vào lò vi ba hấp 2 phút cũng có thể tiêu diệt sạch vi khuẩn.

Các vòi nước

Vi khuẩn lây lan thói quen sau khi cầm các loại thịt, cá sống… xong lại dùng tay mở vòi nước để rửa tay. Khắc phục bằng cách xịt các loại thuốc tẩy vào tay vặn và đầu vòi, hoặc lau sạch chúng bằng vải chống vi khuẩn, vi trùng.

Khăn lau

Nên tách biệt “nhiệm vụ” cho từng khăn bếp như khăn lau bàn, khăn rửa bát… Giặt khăn ở nhiệt độ ít nhất là 900C và dùng các chất tẩy mạnh để làm sạch vi khuẩn. Hoặc cho khăn bếp vào lò vi sóng 2 phút quay sẽ giết hoặc làm ngưng hoạt động của hơn 99% vi khuẩn có trong khăn (nhớ làm ướt trước khi cho vào lò). Mỗi tháng nên thay khăn 1 lần.

Tủ lạnh

Là nơi cất giữ thực phẩm, nhưng ở 0-7 độ C chỉ ngừa sự sinh sôi của phần lớn vi khuẩn, một số vi khuẩn như Listeria, Shigella, Yersinia… vẫn sống đẩy nhanh quá trình biến chất của thực phẩm. Tay cầm ở tủ lạnh tiếp xúc với tay của nhiều người trở thành nơi làm lây lan mầm bệnh. Ngăn dưới cùng của tủ bị thực phẩm ở các ngăn trên rò rỉ nước xuống, tất cả đều tập trung ở đó. Vì vậy, nên vệ sinh tủ lạnh hàng tuần, đặc biệt chú ý rãnh mút nơi cánh tủ, lau sạch tay cầm, các ngăn kéo và ngăn dưới của tủ lạnh trước mỗi lần mua sắm hàng tuần. Cần để tách biệt hoàn toàn thực phẩm sống và đã chế biến trong tủ lạnh để ngừa nguy cơ lây nhiễm, ngộ độc, vi khuẩn không thể lây lan. Thức ăn chín trong tủ ra phải đun kỹ trước khi dùng.

Máy giặt

Là nơi vi sinh vật trú ngụ sinh sôi trong các đường dẫn nước, tạo thành các mảng đen. Thói quen đóng nắp máy sau khi giặt càng làm vi sinh vật phát triển. 100% máy giặt đều có khuẩn coliform. Do đó không nên đặt máy giặt ở nơi ẩm ướt (nhà tắm, nhà vệ sinh). Sau mỗi lần giặt nên mở nắp máy cho khô ráo, 2 tháng nên làm sạch toàn bộ máy.

Máy lạnh

Cũng là nơi trú ngụ của vô số loài vi khuẩn và bọ, nhất là các máy lạnh hai chiều mùa đông dùng chế độ sưởi ấm càng lắm vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây các bệnh về đường hô hấp và da. Do đó vào mùa đông nên vệ sinh thiết bị này, có thể tự làm sạch bằng cách làm sạch màng lọc, rửa và phun thuốc diệt côn trùng vào tấm tản nhiệt – nguồn gây ô nhiễm.

Ga gối đệm

Vi khuẩn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng sốt, eczema, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang… Vì vậy, bạn nên ngâm vỏ chăn, ga, gối trong nước sôi 60 độ (khoảng 20 phút). Bạn nên làm việc này thường xuyên hoặc ít nhất là 6 tháng nên thực hiện 1 lần.