DỊCH VỤ SỬA CHỮA BẢO TRÌ TẠI NHÀ
Thiết bị máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, máy nước nóng, lò vi sóng
Có mặt sau 30 phút
Dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín
Báo giá trước khi sửa chữa, thay thế linh kiện chính hãng
Xuất hóa đơn VAT điện tử trong 5 phút.

10 bí quyết tiết kiệm điện cho máy lạnh

10-bi-quyet-tiet-kiem-dien-cho-may-lanh

Mùa hè đến, thời tiết cũng trở nên oi bức, việc sở hữu một chiếc máy lạnh trong nhà quả là lý tưởng phải không nào? Tuy việc sử dụng máy lạnh khá đơn giản, nhưng sử dụng máy lạnh như thế nào để tiết kiệm điện nhưng vẫn đem lại hiệu quả làm lạnh tốt thì không phải ai cũng biết. Dịch vụ Fix chuyên sửa máy lạnh tại nhà xin chia sẽ một số mẹo nhỏ giúp tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh mà các bạn không nên bỏ qua.

1. Hạn chế dùng máy lạnh vào ban đêm

Thời gian ban đêm, cơ thể bạn không đòi hỏi mức nhiệt quá thấp, thậm chí mát lạnh như ban ngày. Cố gắng tắt điều hòa nhiệt độ khi ngủ hoặc tắt trước khi ngủ 1 – 2 giờ. Như vậy, thời gian hoạt động của máy sẽ ít hơn.

2. Đóng kín các lỗ thông hơi

Thông thường, tầng hầm và tầng trệt là nơi mát nhất trong nhà. Vì vậy, chú ý đóng tất cả các lỗ thông hơi trong khu vực nhiệt độ thấp. Không khí lạnh sẽ dồn xuống những chỗ này một cách tự nhiên.

Nếu trong nhà có nhiều phòng riêng biệt, nên lắp máy lạnh ở những phòng ít bị nắng chiếu nhất. Việc làm này sẽ làm tăng hiệu quả làm lạnh thêm 10% ở cùng mức nhiệt.

3. Sử dụng cửa sổ hoặc thiết bị làm mát di động

Nếu bạn không có nhu cầu làm mát toàn bộ ngôi nhà, hãy sử dụng các thiết bị làm mát di động để giảm nhiệt cho từng khu vực nhất định. Hầu hết các thiết bị làm mát di động tiêu thụ ít hơn 50% năng lượng so với máy điều hòa nhiệt độ khi hoạt động trong cùng 1 không gian.

4. Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy lạnh

Một vài thao tác bảo trì cơ bản có lẽ là tất cả những gì chiếc máy điều hòa không khí của bạn đang cần. Đa số máy điều hòa sẽ hưởng lợi ích tốt đẹp khi được lắp đặt ống thoát nước dài, nhất là khi bộ lọc gặp “tai họa” từ môi trường bên ngoài như bị lá và hạt cây bám vào, khiến cho máy hoạt động vất vả hơn gấp 15%.

5. Kiểm tra ống dẫn khí

Đảm bảo những khu vực có ống dẫn khí chạy qua trong nhà mà không có máy lạnh (chẳng hạn như tầng mái) được cách nhiệt đúng cách. Điều này sẽ giữ không khí đi vào mát nhất có thể.

6. Đừng quên sử dụng quạt

Chúng ta dựa vào điều hòa không khí để làm không gian sống mát mẻ hơn và có thêm sự trợ giúp của những chiếc quạt lại càng tuyệt vời. Sử dụng quạt để lưu thông khí mát đều khắp phòng. Chúng tiêu thụ ít năng lượng hơn máy lạnh, vì thế sử dụng quạt thay thế những khi không quá nóng luôn là ý tưởng tuyệt vời.

Sử dụng những chiếc quạt thổi gió nóng lên trên, nhờ nguyên lý đối lưu khí, khí lạnh sẽ từ ngoài tràn vào, chiếm chỗ làm căn phòng mát hơn.

7. Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải

260C là con số lý tưởng để điều hòa nhiệt độ chạy ở mức hiệu suất tối ưu nhất. Nó tương tự như 1 chiếc xe hơi đang băng qua vùng địa hình bằng phẳng, không phải tăng tốc để lên dốc hay vượt qua chỗ gồ ghề, chỉ cần đi một cách ổn định. Ngay cả khi bạn chỉ giảm đi 50C cũng có thể khiến điều hòa “ngốn” thêm 40% năng lượng.

Một sai lầm người sử dụng thường mắc phải là khi bật máy lạnh, người dùng thường đặt nhiệt độ ngay ở mức thấp nhất 16oC để làm phòng mát nhanh. Thực tế, công suất của máy lạnh có giới hạn, khi trong phòng không đủ mát tức là máy lạnh không đủ sức làm mát cho phòng, dù cho chọn nhiệt độ 250C hay 160C cũng không thể thay đổi nhiệt độ thực tế.

8. Ánh sáng

Tắt đèn có thể giúp giảm nhiệt độ, nhưng bạn cần để ý xem có bao nhiêu ánh sáng lọt vào từ cửa sổ đang mở trong nhà vì nó cũng đóng vai trò quan trọng. Việc đóng mở cửa sổ mỗi ngày dựa theo sự đổi hướng của ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn bực bội, phiền muộn nhưng điều hòa nhiệt độ của bạn sẽ rất cảm ơn khi phải “chống chọi” với ít không khí nóng hơn.

9. Có ai ở nhà không?

Khi ra ngoài, luôn tắt điều hòa nhiệt độ, đóng kín cửa sổ và kéo rèm cửa lại. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy nóng nực một vài phúc lúc mới trở về nhà, rèm cửa giúp giữ ánh nắng mặt trời tránh xa ngôi nhà, cho phép khí mát lưu lại càng lâu càng tốt và nhờ đó, máy lạnh không quá vất vả để làm mát mọi thứ trở lại.

10. Sắp xếp lại đồ nội thất

Đồ nội thất cản trở các lỗ thông hơi của máy lạnh và lùa khí lạnh đến những vị trí không mong muốn như phía sau và dưới gầm của đồ đạc trong phòng. Mặc dù có những miếng nhựa dành cho lỗ thông hơi để giúp điều khiển không khí đi đúng hướng, cách đơn giản nhất là sắp xếp lại đồ nội thất trong phòng một chút.