DỊCH VỤ SỬA CHỮA BẢO TRÌ TẠI NHÀ
Thiết bị máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, máy nước nóng, lò vi sóng
Có mặt sau 30 phút
Dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín
Báo giá trước khi sửa chữa, thay thế linh kiện chính hãng
Xuất hóa đơn VAT điện tử trong 5 phút.

Làm sao để hạn chế rủi ro khi dùng máy nước nóng

rui-ro-may-nuoc-nong

Trước những cái chết đáng tiếc do máy nước nóng gây ra, làm nhiều gia đình đang sử dụng chúng phân vân, lo sợ. Nhiều khách hàng đã gọi đến dịch vụ Fix chuyên sua may nuoc nong tai nha để thắc mắc làm sao để hạn chế khắc phục những rủi ro đó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được hoạt động máy nước nóng và cách khắc phục những rủi ro về điện.

Máy nước nóng gián tiếp phần lớn đều phải gắn riêng ở ngoài chứ không được tích hợp sẵn trong máy. Vì thế, khả năng xảy ra rủi ro ở loại máy nước nóng gián tiếp sẽ cao hơn máy trực tiếp nếu người sử dụng không gắn thêm hệ thống ELCB để đề phòng những tai nạn về điện. Trường hợp sự cố đáng tiếc xảy ra ở Đà Lạt vừa qua là do máy gián tiếp.

Máy nước nóng trực tiếp là loại máy làm nóng nước trực tiếp khi đi qua máy, các thiết bị lắp ráp cho loại máy này hầu hết có xuất xứ từ Malaysia. Máy nước nóng gián tiếp thì có bình chứa nước riêng, các thiết bị lắp ráp thường có xuất xứ từ Ý. Phần lớn các máy nước nóng trực tiếp đều có hệ thống chống giật ELCB gắn sẵn trong máy, trong trường hợp xảy ra sự cố thì hệ thống này sẽ tự động ngắt nguồn điện.

Máy nước nóng cũng như tất cả các thiết bị sử dụng điện khác, đều có thể xảy ra những rủi ro về điện. Tuy nhiên, hệ số rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm cũng như sự tuân thủ trong cách lắp đặt và sử dụng.

Vì vậy, tốt nhất nên mua hàng chính hãng, có các dịch vụ lắp đặt, bảo trì đáng tin cậy nhất. Đặc biệt, nhất định phải bảo đảm có hệ thống ELCB. Dự kiến trong tháng 5 này, công ty chúng tôi sẽ ra mắt loại máy nước nóng gián tiếp trang bị sẵn hệ thống ELCB ngay trong máy.

Đừng coi nhẹ khâu lắp đặt!

Sau khi chọn mua máy nước nóng, người tiêu dùng cần yêu cầu nhân viên kỹ thuật của công ty phân phối đến lắp đặt.

Theo ông Nguyễn Trọng Hiếu – Trưởng phòng kỹ thuật Công ty MTS – nhà phân phối máy nước nóng Ariston – an toàn đối với người sử dụng máy nước nóng phải được đảm bảo kỹ thuật trong cả hai khâu sản xuất và lắp đặt. Theo thông tin tham khảo từ Văn phòng MTS tại Đà Lạt, chiếc máy nước nóng gây tai nạn cho chị Nga được lắp đặt không đúng kỹ thuật. Cụ thể là không dùng dây nối tiếp đất nên khi mạch điện bị hở, điện đã truyền qua nước. Hiện có khoảng 60% các sự cố liên quan đến máy nước nóng là do lắp đặt không đúng kỹ thuật.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực này, để bảo đảm an toàn, người sử dụng máy nước nóng phải lưu ý 3 vấn đề: điện (có rò rỉ không), nhiệt độ (có chạy ổn định hay chập chờn) và áp suất (thường xuyên theo dõi van an toàn trên máy có hoạt động hay không). Người tiêu dùng cũng cần hiểu nguyên lý hoạt động của máy để sử dụng đúng cách. Một số hãng sản xuất đã lắp đặt sẵn công tắc chống giật tự động – ELCB vào trong máy để khi cường độ dòng điện rò rỉ cao hơn 30mA thì máy sẽ tự động ngắt điện.

Nếu máy nước nóng đang sử dụng không gắn sẵn thiết bị này, người sử dụng nên mua gắn thêm bên ngoài (giá ELCB hiệu Cadivi khoảng 100.000 đồng/cái). Ngoài ra, khi lắp đặt máy, điều cốt yếu tiếp theo là phải gắn thêm dây nối đất. Đó là một thanh đồng dài 2,5-3m cắm trực tiếp xuống đất sau khi đã nối với hệ thống điện. Khi đã lắp đặt ELCB kèm dây tiếp đất thì độ an toàn khi sử dụng là gần như tuyệt đối.